"Nghỉ tết" 3 tháng, học trò lớp 1 nhiều bé đánh vần không nổi, quên ráo phép tính

Thứ tư - 20/05/2020 23:23
Sau hơn 3 tháng "nghỉ tết", học sinh lớp 1 ở TP.HCM vừa trở lại trường bắt đầu học kỳ 2 khi quỹ thời gian năm học còn rất eo hẹp. Nhiều trường tiểu học cho biết số học sinh quên đọc, quên viết không phải là ít.
"Nghỉ tết" 3 tháng, học trò lớp 1 nhiều bé đánh vần không nổi, quên ráo phép tính

Có trường mỗi lớp có tới 4-5 em thuộc diện này. Làm gì để tránh tình trạng "tốt nghiệp" lớp 1 học sinh vẫn chưa đọc thông viết thạo như lo ngại của Sở GD-ĐT TP.HCM thời hậu COVID-19?

"Quên tuốt" các kỹ năng

Vừa qua, Sở GD-ĐT TP.HCM đã có văn bản báo cáo UBND TP về những đánh giá tác động của dịch bệnh COVID-19 đối với ngành giáo dục TP.HCM. Theo sở, dịch bệnh tác động tới việc dạy, học và đảm bảo chất lượng giáo dục; đặc biệt ở bậc tiểu học, dự kiến sẽ có một bộ phận nhỏ học sinh lớp 1 gặp khó khăn để đạt yêu cầu đọc thông viết thạo.

Trường tiểu học Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp, TP.HCM) là trường theo mô hình tiên tiến hội nhập, sĩ số học sinh chỉ 30 em/lớp; phụ huynh phần lớn quan tâm kỹ đến con cái, đó là một lợi thế. Tuy nhiên, hơn 3 tháng nghỉ phòng dịch COVID-19 đã làm đứt đoạn một số kỹ năng, thói quen học tập của học sinh, nhất là học sinh lớp 1. 

Cô Nguyễn Anh Thụy, khối trưởng khối 1 Trường tiểu học Lê Đức Thọ, chia sẻ: "Lúc học online, có em chịu học bài, có em thì ba mẹ nhờ giáo viên chủ nhiệm gọi điện để giảng bài trực tiếp mới chịu học. Từ khi trở lại trường, khó khăn đầu tiên đó là vẫn còn nhiều bạn ham chơi, còn nhớ ba mẹ, vào lớp không chịu học... 

Đến khi bắt đầu ôn tập thì nhiều em quên chữ, viết chậm, đọc chậm, và quên tuốt các kỹ năng viết chữ, các phép tính... Trong bốn lớp 1 ở đây, mỗi lớp có một vài em như vậy".

Mục tiêu của chương trình lớp 1, đặc biệt ở môn toán, tiếng Việt là học sinh sẽ đọc thông viết thạo, hiểu và làm được các phép tính cơ bản trong phạm vi 100 khi học xong chương trình. Theo một số thầy cô, dạy một học sinh yếu làm toán dễ dàng hơn nhiều so với dạy kèm học sinh yếu đọc, yếu viết. 

"Đa số học sinh trong lớp là con công nhân, từ nơi khác đến TP lập nghiệp. Con về quê hơn 3 tháng nghỉ dịch, học online hay truyền hình chỉ là phương thức để an tâm và cho có. Học sinh đầu cấp ở đây quá đông, gần 50 em/lớp, có em quên chữ cái, đọc trơn (đọc từ không phải đánh vần - PV) lựng khựng. 'Cầm tay' ôn lại cho các em là một nỗi khổ, nỗi lo cho các cô" - cô giáo N.T.T.X. (giáo viên một trường tiểu học ở Q.12) nói.

Cô Nguyễn Thị Thảo, giáo viên chủ nhiệm lớp 1/3 Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1), cũng cho biết lớp cô có 4-5 em quên hẳn kiến thức: "Có tới 4-5 em quên bẵng chữ viết, phép tính, đánh vần, ghép chữ... Tôi phải cho bắt đầu lại những từ, những chữ, những phép toán đơn giản nhất, trước hết để kích thích lại tinh thần học tập của các em trước khi học chương trình mới".

Đặc thù của tiểu học là giáo viên dạy hầu hết các môn, nên sự phối hợp của phụ huynh quyết định một phần rất quan trọng đến kết quả học tập. Nếu không, giáo viên khó mà "ôm" hết được học sinh chậm tiến.

Thầy Dương Trần Bình (hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Đức Thọ)

Cần phụ huynh hỗ trợ

Kết nối liên tục với phụ huynh, thời gian này cô Nguyễn Anh Thụy đề nghị cha mẹ cần sát sao, dành cho các em ít nhất 1 tiếng vào buổi tối. 

"Hằng ngày, giờ ra chơi giáo viên kèm thêm, hoặc giờ chuyển tiết, những giờ học bộ môn, tôi xin giáo viên bộ môn gọi các con lên đọc bài, giúp các con lấy lại kiến thức như các bạn. Hoặc giáo viên cho con đọc bài nào thì buổi tối hôm đó, tôi nhờ phụ huynh cho con đọc lại bài đó và ghi kết quả các con đã làm được những gì ở nhà. Nếu chưa làm được, tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ đến khi nào các con nắm được" - cô Anh Thụy chia sẻ.

Theo thầy Lý Văn Huệ - hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Bình, nhà trường có 180 học sinh của 5 lớp học tại cơ sở 1. Thầy Huệ nói: "Tuần đầu tiên học sinh trở lại trường là tuần ôn tập, tình trạng quên chữ, dù ôn tập nhưng vẫn chưa lấy "đà" kịp, là điều tôi nói trước với giáo viên chủ nhiệm, để thầy cô tự rà soát và lên kế hoạch vực dậy các em chậm tiến". 

Theo đó, học thêm giờ ra chơi, xây dựng kế hoạch phụ đạo ở buổi 2, khuyến khích các thầy cô có thể đưa học trò về nhà chỉ thêm... là những cách mà trường thầy Huệ đang thực hiện.

Tương tự, thầy Dương Trần Bình, hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Đức Thọ, cho biết tuần đầu tiên học sinh trở lại trường giáo viên chủ nhiệm có cái nhìn bao quát về quá trình học trực tuyến của con, những gì con đạt được, những gì con làm sai do chưa hiểu, những gì con làm sai do chưa cẩn thận thì căn cứ vào đó, trường xây dựng kế hoạch để hoàn thiện cho học sinh.

Trách nhiệm của phụ huynh

Chuyện đọc thông viết thạo chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời mỗi đứa trẻ thôi, có thể học chậm hơn, chứ không quá nghiêm trọng. Phối hợp giữa gia đình, nhà trường, thầy cô là rất cần thiết. Không phải thầy cô nào cũng có kỹ năng dạy online tốt; cũng không phải môn học nào học online cũng tốt.

Giả sử môn tập viết, học online quả là bất khả thi. Việc hỗ trợ của phụ huynh là cực kỳ quan trọng. Một đứa trẻ trưởng thành không chỉ về kiến thức mà nhiều yếu tố khác. Thời gian ở nhà với bố mẹ là khá nhiều, do đó trách nhiệm của bố mẹ vẫn là chính.

 

Tác giả bài viết: Bà Tô Thụy Diễm Quyên (chuyên gia giáo dục của Microsoft)_Báo tuoitre.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video
Hình ảnh
4.jpg 5.jpg 1.jpg 6.jpg 2.jpg
Thành viên
THĂM DÒ Ý KIẾN CMHS (Test)

Xin cho biết mức độ hài lòng của quý vị đối với nhà trường ?

VĂN BẢN

28/KH-THLQĐ

KẾ HOẠCH HỌC KÌ I NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian đăng: 19/10/2020

lượt xem: 0 | lượt tải:0

6/2020

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN 6/2020

Thời gian đăng: 08/06/2020

lượt xem: 690 | lượt tải:221

05/2020

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN 5/2020

Thời gian đăng: 20/05/2020

lượt xem: 652 | lượt tải:196

10/KH-THLQĐ

Kế hoạch Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy trong trường học năm 2020

Thời gian đăng: 19/04/2020

lượt xem: 732 | lượt tải:0

04/2020

QĐ của UBND tỉnh về việc điều chỉnh Kế hoạch thời gian năm học 2019-2020

Thời gian đăng: 09/04/2020

lượt xem: 730 | lượt tải:233

4/2020

Hướng dẫn dạy học trực tuyến của SGD&ĐT Cà Mau

Thời gian đăng: 03/04/2020

lượt xem: 700 | lượt tải:216

04/2020

Hướng dẫn dạy học trên internet của Bộ GD&ĐT

Thời gian đăng: 03/04/2020

lượt xem: 654 | lượt tải:211

04/2020

Bộ GDĐT hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học học kì II năm học 2019-2020 đối với cấp Tiểu học

Thời gian đăng: 31/03/2020

lượt xem: 684 | lượt tải:204

06/KH-THLQĐ

KẾ HOẠCH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2020

Thời gian đăng: 08/03/2020

lượt xem: 1236 | lượt tải:2

2/2020

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2019-2020

Thời gian đăng: 05/02/2020

lượt xem: 1029 | lượt tải:318
Có thể bạn quan tâm
LIÊN KẾT
Xếp hạng thi đua
Tên lớp Xếp hạng
1A 6
1B 8
1C 7
 
 
 
 
 
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây